Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.
Heart failure
Các triệu chứng chính của suy tim
Chuyên khoakhoa tim mạch
ICD-10I50
ICD-9-CM428.0
DiseasesDB16209
MedlinePlus000158
Patient UKSuy tim
MeSHD006333

Suy tim (tiếng Latinh: vitium cordis), thường được dùng để chỉ suy tim mãn, là bệnh xảy ra khi tim mất khả năng bơm hiệu quả để duy trì dòng máu đáp ứng các nhu cầu của cơ thể.[1][2][3] Thuật ngữ suy tim sung huyết thường được dùng với ý nghĩa tương tự suy tim mãn.[4] Các triệu chứng thường gồm khó thở, kiệt sức, và phù chân.[5] Triệu chứng khó thở thường nặng hơn khi gắng sức, khi nằm, và về đêm khi ngủ.[5] Thông thường những người bị suy tim gặp giới hạn về sức vận động, ngay cả khi được chăm sóc tốt.[6]

Có nhiều cách phân loại suy tim: theo vùng tim bị ảnh hưởng (suy tim trái, suy tim phải), theo bất thường do co thắt hay giãn nở của tim (suy tim tâm thu, suy tim tâm trương).

Suy tim thường được phân độ theo bảng Phân loại chức năng NYHA (Hội Tim New York).

Các cơ chế thích nghi của tim

Trước khi bị suy, tim có nhiều cơ chế để bù trừ lưu lượng tuần hoàn nhằm đảm bảo lượng máu đến nuôi các cơ quan. Các cơ chế để bù trừ[7] bao gồm:

Cơ chế bệnh sinh chung

Do hai cơ chế chính: thiếu oxy nuôi dưỡng các tế bào và Ca2+ không vào được tế bào dẫn tới co cơ kém.

Phân loại suy tim

Theo lâm sàng

+ Độ 1: chỉ khó thở khi gắng sức
+ Độ 2: khó thở khi lao động nhẹ
+ Độ 3: khó thở khi tự phục vụ nhu cầu bản thân
+ Độ 4: khó thở ngay cả khi nằm nghỉ

+ Suy tim trái: do lực cản ở vòng đại tuần hoàn quá nhiều (huyết khối, tắc mạch,...) hay quá tải thể tích máu xuống thất trái (hở van hai lá,...). Suy tim trái thường ảnh hưởng đến hô hấp.
+ Suy tim phải: do lực cản từ động mạch phổi (tâm phế mạn, xơ phổi,...) hoặc tăng thể tích máu xuống thất phải. Thường ảnh hưởng đến hệ tĩnh mạch cửa và chủ bụng, gây phù,...[9]
+ Suy tim toàn bộ

Theo rối loạn chuyển hóa

Theo cơ chế bệnh sinh


Tài liệu ngoài

Tham khảo

  1. ^ "heart failure" tại Từ điển Y học Dorland
  2. ^ “Heart failure”. Health Information. Mayo Clinic. ngày 23 tháng 12 năm 2009. DS00061.
  3. ^ “Definition of Heart failure”. Medical Dictionary. MedicineNet. ngày 27 tháng 4 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2014.
  4. ^ “Living Well With Chronic Heart Failure” (PDF). Heart Foundation. tr. 18. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2014.
  5. ^ a b “Chronic Heart Failure: National Clinical Guideline for Diagnosis and Management in Primary and Secondary Care: Partial Update”. National Clinical Guideline Centre: 19–24. tháng 8 năm 2010. PMID 22741186.
  6. ^ McDonagh, Theresa A. (2011). Oxford textbook of heart failure. Oxford: Oxford University Press. tr. 3. ISBN 9780199577729.
  7. ^ Nguyễn Quang Quyền. Sinh lý học tập 1. Đại học y dược TP.HCM.
  8. ^ nhiễm toan
  9. ^ Miễn dịch-Sinh lý bệnh. NXB Y học. tr. 232–248.